Multi stage build phù hợp cho những người muốn tối ưu Dockerfiles cũng như Docker Image và đảm bảo nó vẫn dễ đọc dễ bảo trì. Nếu bạn chỉ muốn làm một file kiểu chạy được là được thì có vẻ dành thời gian vào điều này là không cần thiết rồi.
Dùng multi-stage builds
Multi stage nghĩa là dùng nhiều FROM
trong một Dockerfile. Không giới hạn phải dùng chung một base, nó giúp chia nhỏ việc build ra thành từng phần từng giai đoạn khác nhau. Giúp loại bỏ những phần không cần thiết trong lúc có thể copy các artifacts
từ stage này qua stage khác
Ví dụ như một project NextJS. Mình cần build với dev dependencies, nhưng khi start thì không cần. Nếu như thông thường sẽ dư ra nhiều deps không cần thiết, thay vào đó
ARG NODE_VERSION=18
FROM node:${NODE_VERSION}-alpine AS base
WORKDIR /usr/src/app
FROM base AS deps
RUN --mount=type=bind,source=package.json,target=package.json \
--mount=type=bind,source=package-lock.json,target=package-lock.json \
--mount=type=cache,target=/root/.npm \
npm ci --omit=dev
FROM deps AS build
RUN --mount=type=bind,source=package.json,target=package.json \
--mount=type=bind,source=package-lock.json,target=package-lock.json \
--mount=type=cache,target=/root/.npm \
npm ci
COPY . .
RUN npm run build
FROM base AS final
ENV NODE_ENV=production
COPY package.json .
COPY .env .
COPY --from=deps /usr/src/app/node_modules ./node_modules
COPY --from=build /usr/src/app/.next ./.next
COPY --from=build /usr/src/app/next.config.js .
EXPOSE 3000
CMD [ "npm", "start" ]
Code language: Dockerfile (dockerfile)
Vậy cuối cùng ta được gì?
Một image với:
- Chỉ có các dependencies cần thiết
- Chỉ chứa code được build ra, không hề có những file không cần thiết ( như thư mục /src )
- Tất nhiên là dung lượng sẽ nhỏ gọn hơn nhiều so với việc build thông thường ( npm ci, npm run build, npm start )
Trong thực tế thì nó như thế này. Mình sẽ thử build cái Frontend của website này (NextJS) với 2 kiểu và xem thử thời gian và dung lượng.
Các bài kiểm tra này đã được dùng buildkit và prune trước khi thực hiện
Thử nghiệm build bình thường
ARG NODE_VERSION=18
FROM node:${NODE_VERSION}-alpine
WORKDIR /usr/src/app
COPY . .
RUN npm ci && npm run dockerbuild
EXPOSE 3000
CMD [ "npm", "start" ]
Code language: Dockerfile (dockerfile)
docker buildx build -t regular-dockerbuild -f regular-build.Dockerfile .
Code language: Bash (bash)
Và kết quả, mình mất 2 phút 9 giây và tạo ra một image nặng 1.77 GB
Nếu tách 2 layer npm ci và npm run build thì nó kiểu
=> [2/5] WORKDIR /usr/src/app 0.1s
=> [3/5] COPY . . 0.1s
=> [4/5] RUN npm ci 21.7s
=> [5/5] RUN npm run dockerbuild 66.6s
=> exporting to image 24.7s
Code language: Bash (bash)
Thử nghiệm multi stage build
Cái này thì quên xoá node:18-alpine image nên công thêm 5s cho công bằng.
Có một điểm thú vị, là với BuildKit thì bạn không cần đợi stage trước hoàn thành mà nó sẽ chạy song song nếu như các step không phụ thuộc nhau
Kết quả:
Cũng là 2 phút 9 giây (chưa +5) nhưng sẽ tạo ra một image chỉ nặng 1.17 GB
Với lần lượt 17s và 18s cho 2 lần install deps. Có lẽ nếu mình bỏ qua việc cài riêng từng phần thì sẽ nhanh hơn?
Kết luận
Việc sử dụng thứ gì cách gì thì tuỳ nhu cầu trường hợp mà ta dùng thôi.
Không thể nói build bình thường chậm mà multi nhanh, hay multi tối ưu hơn được.
Nhưng mình có lời khuyên:
Kèm theo node_modules nên nặng nề thôi, chứ build standalone hay binary thì copy mỗi cái file vào final stage và export ra thì rất nhẹ
Một image gọn nhẹ không chưa rác và source code là điều cần thiết khi upload lên các dịch vụ lưu trữ, kể cả private. Nên nếu được, hãy sử dụng dụng multi stage đi.
Bạn sẽ thấy cảm giác pull/push một file image với dung lượng lớn nó ra sao khi mạng không ổn định, chậm.
Responses (0 )